K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

Thơ Bác đầy trăng. Trăng vừa là người đồng hành, vừa là người bạn tâm giao, vừa nói lên nỗi lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên của Bác....

- Người bạn đồng hành:

       Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

      Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

  Ấy tin thắng trận liên khu báo về

=> Trăng như là người bạn đồng hành, trăng chờ người chiến sĩ luận bàn việc công xong để được tâm tình, tâm giao với người chiến sĩ cách mạng. Trăng trong tình huống ấy đã trở thành người bạn đồng hành, theo sát người chiến sĩ trên mỗi chặng đường.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên:

      Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

     Giữa dòng bàn bạc việc quân

   Ấy tin thắng trận liên khu báo về

=> Người chiến sĩ trong những giờ phút luận bàn việc chiến đấu, căng thẳng là thế nhưng vẫn mở rộng tâm hồn mình để giao hòa với thiên nhiên. Trăng khi này không chỉ là người bạn đồng hành mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, chất lãng mạn trong một tâm hồn thép của người chiến sĩ.

- Thể hiện tình yêu nước

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

=> Ánh trăng chiến khu soi sáng cả rừng cây, đồng thời cũng soi tỏ nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng không ngủ được. Bác không ngủ được vì còn lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến của ta làm sao để tới được ngày toàn thắng.

Hoặc

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

=> Tình yêu nước của người chiến sĩ cách mạng thể hiện qua tinh thần lạc quan, chất thép. Người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù ngục, thú vui ngắm hoa, thưởng nguyệt, uống rượu vẫn được Bác tận hưởng một cách đặc biệt nhất. Không rượu, không hoa, ánh trăng thì bị song sắt nhà tù chia cắt, nhưng trăng vẫn hướng tới người chiến sĩ cách mạng qua song sắt, như nguồn động viên an ủi, khích lệ. Trong hoàn cảnh tù đày là vậy mà Bác vẫn cảm nhận ánh trăng, tận hưởng và tâm tình với ánh trăng => Tâm hồn yêu thiên nhiên, chất thép trong người chiến sĩ cách mạng, tình yêu nước.

5 tháng 1 2019

Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân.

Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét.
 
“Thơ Bác đầy trăng”
 
“Thơ Bác đầy trăng”- “thơ trong tù”, thơ chiến khu... có nhiều bài, nhiều bài thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.
 
Trước hết nói về thơ trăng trong “ Nhật kí trong tù”, “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng là một người bạn thân từ phương Trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày,
 
Bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo  một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:
 
“Người ngắm trăng soi  ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
 
“Ngắm trăng” đã phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về , trong sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.
 
Tiếp theo, ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bác. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn?. “Rằm tháng giêng” là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng
xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: Sông xuân, nước xuân, Trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
 
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sóng xuân nước lẫn màu Trời thêm xuân”
 
Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm rằm tháng giêng: giữa khói sóng của dòng sông, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
 
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
 
Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
 
Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, bận rộn “ việc quân, việc nước” nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. “nguyệt mãn thuyền” (trăng đầy thuyền) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.
 
Có vầng trăng “bơi theo “con thuyền của lãnh tụ trên dòng sông Đáy miên mang giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc: “ Sao đưa  thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo” (Đi thuyền trên sóng Đáy). Có vầng trăng đến “đòi thơ” như bạn tri âm, cùng Bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin thắng trận dồn dập báo về... Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với Bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong mềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
 
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về”
(tin thắng trận - 1948)
 
Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya, cổ thụ, ngàn hoa hiện dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” lòng bồi hồi, xúc động:
 
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
(Cảnh khuya -1947)

Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, Bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của Bác như vầng trăng thu ngời sáng:
 
“Trung thu trăng sáng như gương,
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
 
Có vầng trăng ước hẹn một ngày mai chiến thắng. Nước nhà độc lập, thanh bình , Bác thanh thản trở về cuộc sống bình dị, chan hòa với thiên nhiên:
 
“Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”
(Cảnh rừng Việt Bắc)
 
Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác Hồ, bời lẽ “thơ Bác đầy trăng”, thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh . Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
 
Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... có nhiều bài thơ tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường, nổi bật nhất là thơ Lí Bạch dào dạt ánh trăng.
 
Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác.
 
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha, gắn bó.
 
Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên  gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ Bác.
 
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi người chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi tới phía trước. Chúng ta càng yêu thêm cảnh trí non sông.
 
Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng hoà bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc.

13 tháng 2 2022

Em ghi rõ đề ra thì chị mới làm được nha!

18 tháng 5 2019

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

28 tháng 5 2022

bn tham khảo những ý hay trg bài nhé

nguồn: Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất (24 mẫu) - Văn 9

Nhắc đến phong trào thơ mới trước Cách mạng tháng tám năm 1945, ta không thể nào không nhắc đến nhà thơ Huy Cận. Ông là một nhà thơ với tâm hồn tươi trẻ, dạt dào tình yêu thiên nhiên và lúc nào cũng nhìn thấy những sự sôi nổi, tươi vui từ trong những hình ảnh của đất nước, con người ở thời đại mới. Đoàn thuyền đánh cá chính là một bài thơ nói lên cái chất riêng trong thơ của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1968, trong một chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng biển Quảng Ninh. Đọc bài thơ, ta thấy được một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đây cũng là một khúc ca hùng tráng về đất nước, về con người.

Khác với cuộc sống của những người bình thường, khi họ đi làm vào ban ngày và trở về vào buổi tối thì những người ngư dân trên biển lại bắt đầu làm việc khi mọi người ai nấy đã trở về nhà:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi"

Một hình ảnh thiên nhiên thật đẹp được tác giả gợi tả qua câu thơ đầu tiên của bài thơ. Đó là lúc hoàng hôn buông xuống, mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang chìm dần xuống đáy đại dương. Sóng khi ấy cũng đã cài then, để màn đêm buông xuống với cái cửa tối đóng sầm lại. Hình ảnh so sánh giàu tính nghệ thuật, gợi liên tưởng thật thú vị qua hai câu thơ đầu tiên. Chính trong hoàn cảnh vào ban đêm ấy, người ngư dân phải ra khơi, bắt đầu công việc của mình. Từ "lại" cho thấy đây không phải công việc bất chợt mà nó được lặp đi lặp lại, có tính thường nhật. Người ngư dân vốn đã quen với cái nghề "lênh đênh sóng nước" này rồi. Bắt đầu làm việc, họ cũng bắt đầu cất lên tiếng hát yêu đời, say mê: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Người ngư dân cất lên những câu hát về cuộc sống trong suốt hành trình làm việc kéo dài từ đêm tới sáng của mình. Họ hát về những thứ:

"Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!

Trong câu hát của những người ngư dân, ta thấy được hình ảnh của các loài cá. Nào là cá bạc, cá thu.. là những sự hiện thân sáng rõ nhất của biển cả, của đại dương mênh mông. Hình ảnh so sánh "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" cho thấy một tài nguyên biển vô cùng phong phú, giàu có ở vùng biển Quảng Ninh. Vô vàn những loài cá tươi ngon ấy, hãy đến dệt lưới cho người ngư dân ngay thôi nào! Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người ngư dân trên biển. Dù vất vả, khó khăn nhưng không gì có thể khiến họ đầu hàng được.

Với câu hát yêu đời, người ngư dân có một đêm làm việc hăng say trên biển:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận, lưới vây giăng"

Nhà thơ Huy Cận đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh thơ đầy thi vị: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng". Con thuyền được con người làm chủ tay lái, làm chủ tự nhiên "lái gió" và thiên nhiên "buồm trăng". Lái gió và chở cả trăng, chắc có lẽ ta không thể tìm được ở đâu một hình ảnh thơ độc đáo đến như vậy. Con thuyền tự do lướt giữa bầu trời và biển cả, cũng là một hình ảnh sáng tạo như ở câu thơ trên. Người ngư dân đang dàn thế trận, chờ đón kết quả của một buổi tối làm việc chăm chỉ.

Khổ thơ thứ tư càng làm rõ hơn tâm thế làm chủ thiên nhiên của con người:

"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"

Một lần nữa, câu hát của người ngư dân lại cất lên, nhưng đó không phải câu hát thúc đẩy, khích lệ nhau bắt đầu làm việc nữa mà có lẽ là câu hát yêu đời, tha thiết gọi đàn cá đến đây để kéo được một mẻ lưới tươi ngon. Lời hát cùng với tiếng sóng gõ vào mạn thuyền như bắt nhịp với nhau, vừa hát vừa có tiết tấu, gợi hình ảnh đầy lãng mãn của con người lao động. Họ làm việc tuy vất vả nhưng vẫn luôn tươi vui. Câu thơ thứ ba là hình ảnh so sánh "Biển cho ta cá như lòng mẹ". Biển được so sánh với "lòng mẹ", mà lòng mẹ thì bao la, rộng lớn biết bao, biển đem đến cho ta thức cá tươi ngon, là thành quả cũng như nguồn sống của người ngư dân. Không những thế, mẹ thiên nhiên còn nuôi dưỡng ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Sau cả một đêm làm việc vất vả, trời lúc này cũng đã sáng:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Trời đã sáng rồi, và thành quả của người ngư dân đang ở ngay trước mắt. Họ kéo được một mẻ cá đầy, đến mức "xoăn tay", và hiện lên trước mắt họ là những vảy cá lóe sáng lấp lánh dưới ánh nắng hồng. Có thể nói, nhà thơ đã không bỏ sót bất kì một hành động nào của người ngư dân. Những hành động rất đỗi quen thuộc hằng ngày của họ cũng có thể trở thành một hình ảnh thơ đầy tính nghệ thuật dưới con mắt của nhà thơ Huy Cận.

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả thật đẹp ở khổ thơ cuối:

"Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Đây là lần thứ ba câu hát được lặp lại trong bài thơ. Câu hát lúc này như trở thành một điệp khúc, nó được cất lên mỗi khi đoàn thuyền đánh cá đang muốn truyền tải một điều gì đó. Ở trong lời thơ cuối này thì có lẽ nhà thơ muốn truyền tải đến người đọc tinh thần lạc quan, yêu đời, tự tin chạy đua cùng với thiên nhiên của người ngư dân. Đoàn thuyền đang chạy đua thật nhanh với biển cả, để trở về trước khi bình minh lên cho kịp đưa những mẻ cá tới tay người bán. Hai câu thơ cuối là hình ảnh thơ đẹp nhất trong bài:

"Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Mặt trời được nhân hóa đang "đội" cả biển lớn, mở ra một ngày mới tràn đầy sôi động, đầy sức sống. Câu thơ sau với hình ảnh "Mắt cá huy hoàng" cho thấy sự tươi ngon, mặn mà của hải sản - cái mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho chúng ta. Có thể nói, toàn bộ bài thơ là một bức tranh lao động đầy nhiệt huyết, tươi vui của người ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh. Bức tranh ấy mở ra trước mắt người đọc một cuộc sống mới của đất nước khi bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế sản xuất.

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận đã cho thấy một cảm hứng lãng mạn, một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, mang âm hưởng hào hùng. Không chỉ vậy, nó còn làm hiện lên hình ảnh đẹp đẽ của người dân lao động và sự giàu có, phong phú của biển cả dành cho con người. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về hồn thơ Huy Cận và tấm lòng của ông đối với quê hương, đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống

- Luận điểm:

+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

- Các thao tác

+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”

+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”

+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.

.....

- Quan điểm và thái độ người viết:

+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình

+ Thái độ: chân thành, thuyết phục

9 tháng 4 2022

tk

Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó.

9 tháng 4 2022

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

4 tháng 5 2022

ko có đấu chấm à

anh